Trở lại

Kỹ sư an ninh thông tin

Tổng công ty Hạ tầng mạng
Số lượng: 11
Hà Nội
Hạn nộp: 31/12/2023
Lưu việc làm
Chia sẻ
Mô tả công việc

Ứng viên có thể lựa chọn ứng tuyển 1 trong các vị trí nghiệp vụ sau:

        1. Khai thác an toàn thông tin
  • Vận hành, giám sát các hệ thống an toàn thông tin, cung cấp tình trạng ATTT của các hệ thống trong tổ chức; phân tích, đánh giá nguy cơ ATTT, cảnh báo, đề xuất giải pháp.
  • Giám sát, phân tích log nhằm phát hiện ra các sự kiện an toàn thông tin và xử lý theo quy trình vận hành, hướng dẫn xử lý.
  • Tiếp nhận, xử lý và điều tra số các sự cố ATTT như DDoS, mã độc, fishing,…
  • Xây dựng các hướng dẫn, kịch bản, quy trình điều tra, phân tích sự cố ATTT; giải pháp phòng chống sự cố ATTT.
  • Triển khai nghiệp vụ threat hunting phục vụ chủ động săn tìm, rà soát và bóc gỡ các mối đe dọa ATTT tiềm tàng trong hệ thống.

 

        1. Nghiên cứu phát triển an toàn thông tin
  • Nghiên cứu công nghệ, xây dựng các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật ATBM.
  • Xây dựng các biện pháp kỹ thuật kiện toàn an toàn bảo mật (hardening) hệ thống.
  • Thử nghiệm, triển khai các dự án giải pháp ATTT trang bị mới, nâng cấp, mở rộng.
  • Xây dựng, phát triển các giải pháp, công cụ ATTT.

 

        1. Kiểm thử xâm nhập an toàn thông tin
  • Xây dựng kế hoạch, kịch bản và tiến hành rà quét kiểm thử tấn công ATBM cho các hệ thống theo các phương thức: Blackbox, Whitebox, Greybox, kiểm thử khả năng bị tấn công từ bên ngoài, kiểm thử khả năng bị tấn công từ bên trong.
  • Xây dựng các giải pháp khuyến nghị và phối hợp hỗ trợ đơn vị chủ quản hệ thống khắc phục lỗi ATBM tồn tại.
  • Cập nhật, phân tích các điểm yếu, lỗ hổng ATTT mới, đánh giá ảnh hưởng đối với hệ thống của tổ chức.
  • Đánh giá mức độ tuân thủ của các hệ thống theo chính sách, quy định, tiêu chuẩn, quy trình, checklist đã đề ra.
Yêu cầu công việc
  1. Bằng cấp/ chuyên ngành đào tạo:
  • Chuyên ngành: Đáp ứng 1 trong các điều kiện sau:
    • Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành An toàn thông tin hoặc Công nghệ thông tin.
    • Tốt nghiệp Đại học nhóm chuyên ngành Điện tử - Viễn thông, Toán tin và có chứng chỉ quốc tế về ATTT hoặc CNTT.
  • Hình thức đào tạo
    • Lao động được đào tạo trong nước: Hệ chính quy (đào tạo tập trung); đối với những Bằng tốt nghiệp Đại học được cấp từ 01/7/2019 trở về sau không ghi hình thức đào tạo, hình thức đào tạo căn cứ trên Phụ lục của Bằng đại học.
    • Lao động được đào tạo nước ngoài: Trình độ Đại học trở lên.
  • Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ uy tín về ATBM như Security +, ECIH, CHFI, GCIH, GCFA, GCIA, GREM, GMON, GNFA, GCTI, CEH, Offensive Security, ECSA/LPT, SANS, GIAC, CCNA Security, CCNP security, … ; chứng chỉ về quản trị mạng/quản trị hệ thống quốc tế như CCNA, CCNP, JNCIA, JNCIP, MCSA, MCSE …
  • Kỹ năng/chuyên môn nghiệp vụ:
        1. Đối với nghiệp vụ “Khai thác an toàn thông tin”:
  • Hiểu biết chuyên sâu về các hình thức tấn công mạng và biện pháp phòng chống, các loại logs tấn công và tích hợp logs vào hệ thống giám sát.
  • Có khả năng nhận diện (tiến trình, autorun...) lấy mẫu và xử lý các mã độc dạng đơn giản.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ như: SysinternalSuite, Wireshark, IDA Pro, Volatility, WinPrefetchview, HexEditor. ...
  • Có kinh nghiệm tham gia triển khai, tích hợp logs cũng như vận hành một trong số các giải pháp giám sát (Qradar, Splunk, ELK, McAfee, SOAR, EDR...)
  • Có kinh nghiệm vận hành các hệ thống ATTT như phòng chống tấn công DDoS, PAM, DPI, EPP, EDR...
  • Có kinh nghiệm và hiểu biết trong việc ứng dụng MITRE ATT&CK để giám sát và xử lý sự cố an toàn thông tin.
  • Có kiến thức nền tảng tốt về lập trình, Hệ điều hành, Networking, các ứng dụng và giao thức phổ biến.
  • Nghe, nói, đọc hiểu tài liệu tiếng Anh.
  • Giao tiếp tốt, quản lý công việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm.
  •  

        1. Đối với nghiệp vụ “Nghiên cứu phát triển an toàn thông tin”:
  • Có kiến thức, nền tảng về network, hệ điều hành, ứng dụng và giao thức phổ biến.
  • Có kiến thức, hiểu biết các hệ thống ATTT như phòng chống tấn công DDOS, PAM, DPI, EPP, EDR, XDR, SIEM, WAF, LB, Firewall, DLP, IPS ...
  • Có kiến thức, hiểu biết về công nghệ ảo hóa (như KVM, VMware, HyperV...)
  • Có kỹ năng về nghiên cứu giải pháp, công nghệ đảm bảo ATTT trên thế giới và trong nước.
  • Có kinh nghiệm triển khai tích hợp các hệ thống ATBM.
  • Có kiến thức, khả năng sử dụng một trong các ngôn ngữ lập trình Python, Php, Java, C#, C/C++.
  • Nghe, nói, đọc hiểu tài liệu tiếng Anh.
  • Giao tiếp tốt, quản lý công việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm.
  •  

        1. Đối với nghiệp vụ “Kiểm thử xâm nhập an toàn thông tin”:
  • Hiểu biết chuyên sâu về các hình thức đánh giá và kiểm thử ATTT.
  • Có kiến thức về bảo mật mạng, bảo mật hệ thống máy chủ, bảo mật ứng dụng, lỗ hổng ATTT, tấn công khai thác lỗ hổng ATTT.
  • Có kiến thức phân tích điều tra xử lý mã độc, kỹ thuật dịch ngược; audit/pentest các hệ thống.
  • Thành thạo một trong các ngôn ngữ lập trình Python, Php, Java, C#, C/C++
  • Có các chứng chỉ về bảo mật như … là một lợi thế.
  • Nghe, nói, đọc hiểu tài liệu tiếng Anh.
  • Giao tiếp tốt, quản lý công việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm.
Phúc lợi
Tổng công ty Hạ tầng mạng

Tổng Công ty Hạ tầng mạng (tên gọi tắt VNPT-Net) là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Được thành lập theo Quyết định số 86/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 08 tháng 5 năm 2015của Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN), bộ phận quản lý và điều hành viễn thông của Tập đoàn, bộ phận hạ tầng của các đơn vị Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone), Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), Công ty Viễn thông Quốc tế (VNPT-I), vệ tinh Vinasat 1, 2 và hạ tầng kỹ thuật của các Trung tâm Chuyển mạch Truyền dẫn thuộc 63 viễn thông tỉnh thành phố.